Lens máy ảnh là một thuật ngữ mà thường chỉ những ai có chút am hiểu về máy ảnh hay nhiếp ảnh mới có thể biết được. Nhưng cách sử dụng Lens máy ảnh hiệu quả mang lại chất lượng tốt nhất cho bức ảnh thì chỉ những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp mới có thể làm được.
- Máy film PNS là gì? Máy ảnh film PNS cho người mới bắt đầu
- Cách gắn máy ảnh vào tripod (chân máy ảnh) đơn giản
- Hướng dẫn cách sử dụng Lens máy ảnh cho người mới
Lens máy ảnh là gì?
Lens hay còn gọi là ống kính là một bộ phận cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ chiếc máy ảnh nào. Nếu ví con mắt của người như thế nào thì Lens có gia trị với chiếc máy ảnh như thế, Lens (ống kính) giúp máy ảnh nạp những bức hình vào trong máy và thông qua quá trình xử lý nâng cao sẽ cho ra một bức ảnh cuối cùng. Nếu máy ảnh được trang bị một ống kính (Lens) có chất lượng tốt và phù hợp thì chất lượng hình ảnh sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
Tìm hiểu Lens máy ảnh thông qua cơ chế hoạt động.
Về cơ bản, Lens máy ảnh sẽ hoạt động như sau:
- Khi ánh sáng đi qua ống kính trước khi chiếu vào ống kính ngắm của máy ảnh hay bề mặt tấm film, bề mặt cảm biến để tạo nên bức ảnh.
- Chất lượng tia sáng và luồng ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bức ảnh và phải phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của ống kính ngắm (Lens).
Có hai loại Lens chính đó là fix và zoom:
- Ống kính (Lens) fix có tiêu cực và khẩu độ cố định.
- Ống kính (Lens) zoom có thể linh động hơn khi nó cho phép người dùng thay đổi độ dài tiêu cự của máy ảnh.
Nhìn chung, Lens máy ảnh có tuổi thọ khá cao nếu người dùng biết cách bảo quản tốt và am hiểu cách sử dụng Lens máy ảnh. Và bạn, người sử dụng máy ảnh cũng cần phải biết cách đọc thông số Lens máy ảnh để lựa chọn loại phù hợp nhất để hỗ trợ cho thiết bị của mình.
Cách đọc thông số Lens máy ảnh
Các thông số của Lens máy ảnh mà bạn cần phải biết như sau:
1. Tiêu cự
Như mình đã nói, có hai loại ống kính máy ảnh chính là fix và zoom, và với mỗi loại như vậy sẽ có một nguyên lý nhất định.
- Đối với Lens Zoom: Lấy ví dụ là ống kính 18 – 55mm thường được dùng kèm với những chiếc máy ảnh có nhiều tùy chỉnh tiêu cự. Tuy tên của Lens (ống kính) là 18 – 55mm nhưng thực ra tiêu cự nó có thể kéo dài từ 70cm đến 200mm. Hay nói cách khác, bạn có thể tùy ý thay đổi độ dài Lens từ trong khoảng từ 70 – 200mm bao gồm 85 mm hay 90mm.

- Đối với Lens Fix: Đối với ống kính máy ảnh dạng này thì tiêu cự là cố định. Ví dụ: Lens Canon EF 85mm có kí hiệu là 85mm ghi rõ trên thân ống kính và số này cũng thông báo cho người dùng biết số tiêu cự cố định của ống Lens là 85mm.

2. Khẩu độ
- Đối với Lens Fix: Đối với các ống kính (Lens) fix thì khẩu độ cũng được quy định một thông số lớn nhất cố định. Thường là khẩu độ cố định 1.2; 1.4; 1.8; 2; 2.8; 4 thường nằm gần sát kính lọc (filter).

- Đối với Lens Zoom: Thì chia làm hai loại một số loại có ống kính quy định khẩu độ lớn nhất cố định như Lens fix và một số khác có thể thay đổi khẩu độ tùy biến cho từng tiêu cự khác nhau.

3. Khoảng cách lấy nét ảnh
- Một số ống kính cũ sẽ không trang bị thông số “Khoảng cách lấy nét ảnh”
- Một số loại máy ảnh có ghi thông tin khoảng cách lấy nét trên ống, số khác thì ghi trên màn hình LCD.

Nhìn chung, các thông số này được in rất rõ ràng, dễ nhìn thấy và tính theo đơn vị là feet (trong đó 1 feet = 0,33mm)
4. Đường kính Filter khả dụng
Đường kính Filter là thông số được ký hiệu là Ø (đọc là phi), giúp thể hiện đường kính của thấu kính đầu lớn nhất trên ống ngắm (Lens).

5. Vòng khẩu độ
Vòng khẩu độ là thông số ít gặp hơn, thường chỉ xuất hiện ở một số máy ảnh khác nhau. Nó thường xuất hiện trên các ống kính lấy nét bằng tay (Manual Focus – MF) hay các đời máy AF, AF-D và một số đời AF-S của Nikon. Tính năng này dùng để chia khẩu độ ngay trên ống kính khi chụp hình.

Cách sử dụng Lens máy ảnh
Cách dùng Lens máy ảnh tốt nhất vừa giúp cải thiện chất lượng bức hình sau khi chụp vừa có thể bảo quản Lens bền và sử dụng lâu hơn như sau:
Bước 1: Trước khi tháo lắp phần Lens của máy ảnh thì cần chú ý đến tình trạng môi trường xung quanh.
Nếu trong quá trình chụp hình, môi trường xung quanh chứa nhiều khói bụi bẩn, nước hoặc cát thì bạn không nên tháo hay lắp ống kính (Lens) vào thiết bị máy ảnh. Vì việc mở máy để lắp Lens có thể tạo điều kiện cho các yếu tố không tốt từ môi trường xâm nhập gây ảnh hưởng đến các bộ phận quan trọng của máy ảnh chẳng hạn như cảm biến.
Tốt nhất là nên tìm một nơi sạch sẽ để tiến hành thay hoặc tháo lắp Lens hay mở nắp máy ảnh.
Bước 2: Cách lắp Lens máy ảnh đúng cách một cách nhẹ nhàng
Hầu hết các thiết bị Lens (ống kính) đều có một dấu chấm đỏ, và vị trí đặt đúng của nó thường nằm ở phần thân sau của máy ảnh. Khi lắp chú ý nó sẽ không được nằm cạnh phần vòng chỉnh zoom hay lấy nét ở trên gần ồng kính.
Ngoài ra, một số máy ảnh khác đắt tiền hơn thì việc lắp Lens vào cũng khác. Ở các thiết bị này thường Lens sẽ được lắp ở vị trí có ô vuông trắng nhỏ.
Cách lắp Lens như sau:
- Đưa Lens lại gần sát với thân máy ảnh, đặt thẳng hàng phần dấu chấm đỏ trên thân máy với ống kính (Lens) sao cho cùng nằm trên 1 trục đường thẳng. Khi lắp chú ý sao cho Lens vào đúng phần ngàm cố định của nó.
- Quá trình lắp không được quá mạnh tay mà cần nhẹ nhàng. Nếu cảm thấy khó lắp thì nên kiểm tra lại và tuyệt đối không dùng lực quá mạnh để ép Lens vào phần thân máy ảnh.
Bước 3: Xoay ống kính theo kim đồng hồ để cố định vào thân máy và khóa lại.
- Khi vừa đưa ống kính vào ngàm của máy ảnh, bạn xoay nó theo chiều kim đồng hồ cho đến vừa khi vừa kít và cảm thấy chặt thì thôi.
- Khóa ống kính cũng không nên quá mạnh tay mà nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh dùng quá nhiều sức vì có thể gây hư ren, hoặc hư hại không đáng có cho máy ảnh
Bước 4: Cách mở Lens máy ảnh (tháo Lens).
- Tìm đến một nút có kích thước lớn nằm đâu đó ở quanh ngàm.
- Nhấn và giữ chặt nút này, cùng lúc đó hãy xoay ống kính (Lens) ngược lại với kim đồng hồ để tiến hành việc tháo Lens.
- Khi Lens hoàn toàn rời khỏi ngàm máy ảnh thì khi đó việc tháo Lens coi như hoàn tất.
Bước 5: Cất và bảo quản thật Lens và đậy nắp máy ảnh sau khi không cần dùng đến.
Đối với Lens hay máy ảnh thì việc bảo quản tốt dù là trước hay sau khi đi chụp thì đều quan trọng như nhau. Tuy nhiên, sau quá trình chụp thì thường trên máy sẽ có dính bụi bẩn do môi trường vì vậy bạn cần phải lau sạch toàn bộ máy trước khi tiến hành việc “tháo Lens“.
Sau khi lau sạch toàn bộ máy thì tiếp theo hãy cho chúng vào túi bảo quản chuyên dụng, để tránh bụi bẩn bám vào trong thời gian không sử dụng. Để việc cất giữ Lens mang lại hiệu quả cao hơn thì bạn cũng có thể tham khảo cách bảo quản Lens ở đây.
Bảo quản Lens máy ảnh
Dưới đây là một số yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của việc bảo quản Lens máy ảnh và giúp nó tránh xa các nguy cơ hỏng hóc đáng tiếc xảy ra.
1. Vệ sinh máy và Lens đúng cách
- Lens hay các bộ phận của máy ảnh thường rất dễ bị xước và hỏng vì vậy khi lau cần chú ý nhẹ nhàng và dùng khăn lau mềm mịn.
- Không nên sử dụng bông tăm để lau vì nó có thể khiến Lens hay các bộ phận cảm biến bị ảnh hưởng thay vào đó hãy sử dụng các loại khăn chuyên dụng được sản xuất để lau ống kính máy ảnh.
- Việc lau chùi máy ảnh hay các bộ phận sẽ giúp chúng hoạt động tốt hơn và nâng cao độ bền của máy lâu hơn.
- Khi lau nên chú ý quay máy ảnh xuống dưới và dùng khăn chuyên dụng để lau, giúp tránh việc bụi bẩn vẫn còn vương lại trên mặt kính
2. Chú ý đến môi trường, thời tiết hay nhiệt độ xung quanh.
- Nguyên tắc của máy ảnh chính là lấy sáng nhưng nếu lượng ánh sáng đi vào máy quá lớn cũng khiến cho máy bị hỏng
- Không nên hướng máy ảnh thẳng trực tiếp vào ảnh sáng có cường độ cao như ánh sáng mặt trời, đèn cao áp, đèn laser.
- Việc tháo lắp hay lau chùi cũng cần chú ý không nên thực hiện trong điều kiện môi trường mưa, ẩm ướt hay bụi bặm quá nhiều
- Nên tìm hiểu và mua những bộ phận chuyên dụng giúp bảo quản máy ảnh và phụ kiện tốt hơn
3. Chú ý cẩn thận khi thực hiện tháo lắp hay thao tác khác
- Chú ý, nếu muốn tháo thẻ nhớ ra máy ảnh hoặc tháo lắp bất kỳ phụ kiện nào cũng nên thực hiện tắt máy trước.
- Việc tháo hay lắp Lens vào máy cũng cần được tiến hành nhẹ nhàng với lực vừa phải, không nên ép hoặc dùng lực quá mạnh
- Trên các máy ảnh và ống kính (Lens) đều thường có các dấu cố định màu trắng hoặc đỏ. Việc của bạn là nên để các dấu này cạnh nhau và cùng một đường thẳng trước khi tiến hành lắp ống kính vào thân máy.
- Tháo Lens xong thì chú ý dùng nắp đậy máy ảnh để đóng lại tránh bụi bặm bám vào
4. Cẩn trọng trong việc kết nối thiết bị khác
- Không nên cắm trực tiếp máy ảnh để kết nối với Tivi hay máy tính, Laptop mà hãy chuyển giữ liệu thông qua các thẻ nhớ.
- Thường nguồn diện của các thiết bị Tivi, máy tính sẽ lớn hơn máy ảnh vì vậy khi có sự cố nào đó về nguồn điện xảy ra thì rất có thể máy ảnh cũng bị ảnh hưởng.
5. Chú ý khi mang vác và di chuyển
- Khi cần phải mang máy ảnh đi đến nơi khác thì bạn cần tiến hành tháo các phụ kiện cồng kềnh ra để di chuyển dễ hơn
- Nếu khoảng cách gần thì bạn cũng có thể lắp Lens trước và mang đi cũng được
- Không nên bỏ máy ảnh vào cốp xe hay thùng xe vì trong quá trình di chuyển có thể xảy ra tình trạng va chạm gây hỏng hóc.
- Chú ý để máy ảnh tránh xa tầm tay của trẻ em vì thường ai cũng biết là trẻ em rất nghịch và rất không cẩn thận, hơn nữa trọng lượng của máy ảnh cũng lớn vì vậy với sức của trẻ dù cố cẩn thận đi nữa thì cũng rất nhuy hiểm

6. Nên lau chùi máy ảnh khi lâu không dùng đến
- Dù máy ảnh lâu không dùng đến nhưng bạn cũng không nên cất trong tủ quá lâu mà một khoảng thời gian nào đó bạn cần lấy nó ra và kiểm tra lau chùi kỹ lưỡng.
7. Chú ý khi lắp pin vào máy ảnh
- Pin sau khi sạc thường có nhiệt độ cao vì vậy không nên trực tiếp lắp vào máy khi vừa sạc xong.
- Hãy để pin bên ngoài tầm 5 đến 6 phút cho nhiệt độ giảm xuống rồi hãy tiến hành lắp vào máy ảnh. Tuy việc này chỉ ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong thân máy ảnh và không ảnh hưởng đến Lens nhưng nếu thân máy bị hỏng thì sự có mặt của Lens gần như “vô dụng”.
8. Không nên bật Flash chiếu vào người tham gia giao thông và trẻ em khi chụp
- Việc tìm hiểu kỹ các tính năng của máy ảnh và Lens là khá tốt nếu bạn là người mới. Tương tự, nếu bạn muốn cho ai đó mượn máy thì tốt nhất nên hướng dẫn họ về cách sử dụng và cách chỉnh ống Lens.
- Không chiếu ánh sáng Flash trực tiếp vào mắt của trẻ em hay chiếu đối diện thẳng mắt của người đang điều khiển xe tham gia giao thông.
Tạm kết
Biết cách sử dụng Lens máy ảnh và cách đọc thông số Lens máy ảnh sẽ giúp bạn dễ dàng thành thạo khi tìm hiểu một chiếc ống kính mới cho máy ảnh của mình. Ngoài ra, việc tháo lắp ống kính cũng cần thực hiện cẩn thận và việc bảo quản cũng vậy.
Mình từng được một số đàn anh tâm sự là họ có những ống kính máy ảnh (Lens) sử dụng từ cách đây gần 10 năm và vẫn còn dùng tốt. Và để làm được điều này thì bản thân người nhiếp ảnh phải yêu quý và vệ sinh, bảo quản ống kính thật tốt. Nếu bạn là một người yêu nhiếp ảnh, yêu máy ảnh thì mình tin bạn cũng có thể làm được điều này nếu cố gắng.
Cuối cùng, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này và những khi bạn đọc một bài viết như vậy cũng chính là cách ủng hộ blog của mình.
Xem thêm các bài viết ở đây nhé.